VĂN PHONG TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giảng viên Vũ Hoàng Nam
A, Các nguyên tắc về văn phong trong NCKH
I, Xác định người đọc của mình
Trả lời câu hỏi: “ai là người đọc?” Chỉ cần xác định đúng đối tượng người đọc thì sẽ có văn phong đúng. Mỗi thể loại, văn bản sử dụng cho các đối tượng khác nhau sẽ có văn phong, tiêu đề, cách sử dụng từ ngữ khác nhau nên phải xác định rõ ai là người đọc.
Ví dụ: luận án tiến sĩ sẽ khác các báo cáo, bài viết trên tạp chí,… sẽ có sự khác biệt về ngôn ngữ, cách dùng từ,… => Lỗi thường gặp là hay copy + paste bài từ nơi này sang nơi khác, chưa tính đến việc ghi nguồn hay không nhưng đối tượng đã khác, không thể sử dụng văn phong ở nơi này vào nơi khác.
Người đọc cuối cùng của đề tài svnckh là các thầy cô, các nhà khoa học nên cần viết theo kiểu các nhà khoa học hay viết. Muốn biết họ viết như thế nào thì phải tìm hiểu bằng cách đọc nhiều.
II, Nguyên tắc viết
Việc sử dụng ngôn ngữ cũng như kết cấu của câu văn, đoạn văn. Những người càng đạt trình độ viết cao thì càng có khả năng dùng từ ngữ, viết, văn phong, viết kết cấu câu dễ hiểu. Khi viết tiếng Việt, nhiều người gồm cả sinh viên lẫn những giáo sư, tiến sĩ mắc lỗi viết khó hiểu.
à Nguyên tắc đơn giản trong tiếng Anh: 1 câu văn không nên sử dụng quá 10 từ, 1 đoạn văn không quá 5 câu, mỗi đoạn văn chỉ diễn đạt 1 ý và phải tách đoạn sao cho phù hợp. Viết làm sao cho câu văn và đoạn văn càng dễ hiểu càng tốt.
Khi viết luôn luôn lưu ý: những người đạt trình độ viết càng cao thì càng có khả năng dùng từ ngữ và viết câu rất đơn giản để diễn tả những vấn đề rất phức tạp. Khi viết không sử dụng những câu phức tạp, những câu phức tạp nhưng phải sử dụng thuật ngữ sao cho chính xác và chuẩn. Một số thuật ngữ kinh tế chuẩn thì bắt buộc phải sử dụng.
Khi viết 1 công trình NCKH thì bản thân người viết là 1 nhà khoa học. Bản chất của 1 nhà khoa học là khách quan. Chỉ có đầy đủ căn cứ, số liệu để chứng minh điều gì đó thì mới được viết ra một nhận xét nào đó.
Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam những năm qua tăng trưởng “rất nóng”. à sai vì có từ “rất” – biểu cảm + không thể chỉ rõ ra thế nào là “rất” và “nóng” – không được sử dụng trong kinh tế học, không chuẩn xác về mặt khoa học. Khi sử dụng từ ngữ phải cụ thể và lạnh lùng. Lỗi thường gặp: khi viết, người khác đọc không thể hiểu được ý mình muốn diễn đạt.
III, Đặt mình vào vị trí người đọc
Khi viết, đặt mình vào vị trí người đọc, luôn phải đặt câu hỏi xem người khác khi đọc có hiểu được không? Họ đọc lên có hiểu được đúng ý của mình không? Họ có hiểu chính xác ý mình diễn đạt không?
Sau khi viết xong nên nhờ người khác đọc lại hoặc để vài hôm rồi mang ra tự đọc lại.
Đảm bảo là khi viết ra, người đọc không cần giải thích thêm mà vẫn hiểu đúng ý của mình. Cần làm sao để người đọc hiểu được ngay từ khi đọc bài viết lần đầu tiên. Phải hiểu người đọc là ai và họ cần gì.
B, Kết cấu chung của bài NCKH
I, Kết cấu chung
Mỗi bài sẽ có kết cấu riêng, nhưng về cơ bản có 2 loại kết cấu chính: kết cấu truyền thống
Lỗi hay mắc phải: 3 chương không liên quan đến nhau.
Một số giáo sư và chuyên gia kết luận: “NC mà không có giải pháp thì không phải là NC” è sai, vì có 2 loại NC: NC Cơ bản và NC chính sách. Đại đa số các trường hợp là NC chính sách. NC chính sách thì có kết cấu truyền thống, nhưng nếu NC cơ bản thì k đưa ra được chính sách.
Thông thường NC chính sách được kết cấu theo kiểu 3 chương, NC cơ bản thì được kết cấu theo kiểu 5-6-7 chương bởi vì phần giải pháp rất ngắn gọn hoặc không có, nhưng cái nghiên cứu được là bản chất của 1 sự vật, hiện tượng nào đó.
Mặc dù có 2 kiểu nhưng nội dung trong chương giống nhau nhưng vị trí, dung lượng của các chương khác nhau.
II, Những nội dung chính trong đề tài
Tại sao phải làm NC này? Tại chưa có ai làm. Cần rất cẩn thận: vì nó khó quá, 2 là không cần phải làm. Nếu đã có NC rồi thì nó khác NC khác ở chỗ tiến bộ hơn, nhìn từ góc nhìn khác,… Tìm ra ý mới trong NC của mình, xoáy quanh ý đấy thì NC sẽ được đánh giá cao.
Một NC thông thường chỉ trả lời 1 câu hỏi NC, nếu có nhiều hơn 3 câu hỏi NC thì NC sẽ k có nghĩa lý vì nó chưa đạt được độ sâu nhất định. Sau khi xong phải tự hỏi: Câu hỏi NC quan trọng nhất của bài NC là gì? Đã trả lời được câu hỏi đó chưa?
Các NC trước đây, để chứng minh rằng đề tài đã được NC ở những khía cạnh khác và nó mới. Có thể chọn những đề tài đang được tranh luận để nghiên cứu.
Lỗi hay mắc phải: Hay trình bày theo kiểu bài viết, xếp mốc thời gian. à đúng: phải trình bày trên nhiều khía cạnh, phù hợp với việc nghiên cứu của ta. Sau mỗi phần phải chốt lại => Mục này giúp hỗ trợ cho việc lập luận xem tại sao mô hình của chúng ta lại có phần đấy. Phần đấy tương đối khó.
Đôi khi tìm ra được rất nhiều NC liên quan đến chủ đề => về cơ bản chỉ cập nhật những NC mới nhất. Còn những NC cũ thì chỉ đưa vào nếu nó rất quan trọng (ví dụ: tất cả các NC mới đều đưa NC đó vào).
Cách tìm: tra phần reference của những bài NC trước đó.
Đích của đề tài là gì? Mô tả một cách cụ thể nhất cái đích mà mình đạt được sau khi kết thúc quá trình NC đề tài. Phải viết ngay từ đầu: công trình NCKH này có mục tiêu cụ thể là… Gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
Đôi khi không phân biệt được đối tượng NC và bị nhầm. Nó phụ thuộc vào tên đề tài
Phạm vi: 2 loại phạm vi cơ bản: không gian và thời gian. Lỗi hay mắc phải là không giải thích tại sao lại chọn phạm vi đó. Lí do: khi phạm vi khác nhau thì mẫu khác nhau à Phải giải thích một cách hợp lý và khoa học lý do mình chọn phạm vi đó. Phân tích lý do tại sao lại chọn mẫu trong phạm vi như thế. Phải giải thích mẫu được chọn là mẫu đại diện hay không đại diện. Giới hạn phạm vi chính là mô tả quá trình chọn mẫu, giải thích nó là hợp lý
Trả lời cho mục tiêu NC chung và mục tiêu NC cụ thể?
Khi trả lời được hết các câu hỏi trên thì sẽ thu được mục đích NC.
Nêu rõ quá trình thu thập dữ liệu ở đâu, nếu có nhiều loại dữ liệu thì phải giải thích kĩ lương trong 1 phần riêng và phải giải thích rõ tại sao lại chọn nguồn này.
Dù trình bày dưới hình thức nào thì cũng phải đảm bảo hết các nội dung trên.
C, Cách trích dẫn và ghi nguồn
ĐH Ngoại thương chọn trích dẫn theo kiểu Harvard.
Quy tắc trích dẫn kiểu Harvard( tài liệu đính kèm)
Tại sao phải trích dẫn:
D, Một vài lỗi sai hay mắc phải
I, Trình bày nội dung
II, Trình bày bảng biểu